You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Giỏ hàng (0)

Những điều cần biết về bệnh cúm khi thời tiết giao mùa

Cúm là bệnh thường gặp khi giao mùa, vì vậy cần chú ý chăm sóc sức khỏe phòng bệnh trong giai đoạn này, đặc biệt là các đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và người bệnh mãn tính.

Bệnh cúm thường gặp khi thời tiết giao mùa
Thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút, tác nhân gây bệnh sinh sôi và phát triển. Hơn nữa, khí hậu thay đổi thất thường khiến cho cơ thể mệt mỏi, khó chịu và sức đề kháng giảm. Đây chính là những nguyên nhân khiến mọi người dễ mắc bệnh.

Các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa như bệnh sốt xuất huyết, viêm da dị ứng, tiêu chảy, tay chân miệng, viêm phổi, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp và cúm.

Trong đó, bệnh cúm rất thường gặp và phổ biến ở mọi đối tượng, mặc dù đây là bệnh thông thường nhưng cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm, nhất là các đối tượng hệ miễn dịch kém như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và người mắc bệnh mãn tính.

 
nhung-dieu-can-biet-ve-benh-cum-khi-thoi-tiet-giao-mua

Bệnh cúm là gì?
Cúm là bệnh truyền nhiễm do nhóm vi rút cúm gây ra, có rất nhiều nhóm cúm như cúm A, B, C…trong đó cúm A và B là những loại phổ biến. Cúm có thể phát sinh ở mọi đối tượng, nhất là các đối tượng có hệ miễn dịch kém.

Cúm thường sẽ lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Nguyên nhân gây bệnh cúm mùa
Nguyên nhân do môi trường và khí hậu ở Việt Nam thường xuyên thay đổi, đặc biệt thời điểm giao mùa chính là điều kiện thuận lợi cho vi rút cảm cúm phát triển và lây lan.

Hơn nữa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, vi rút dễ dàng xâm nhập, tấn công cơ thể gây bệnh.

Những ai dễ mắc bệnh cúm?
Những đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất và dễ diễn biến nặng gây biến chứng gồm:

Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi;
Người trên 65 tuổi;
Phụ nữ mang thai;
Người bị suy giảm hệ miễn dịch;
Người có các bệnh lý mạn tính như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch, HIV/AIDS hoặc ung thư…

Dấu hiệu bệnh cúm
Triệu chứng thường gặp ở người bệnh cảm cúm là sốt cao (39 đến 41 độ C), kèm theo các dấu hiệu cảm thấy ớn lạnh, đổ mồ hôi; ho khan; viêm họng; nghẹt mũi, chảy nước mũi; đau đầu; mệt mỏi, khó thở; nôn mửa, tiêu chảy.

Đối với trẻ em, triệu chứng sốt có thể sốt cao hơn và nôn mửa, tiêu chảy thường gặp ở nhóm đối tượng này hơn so với bình thường.

Hầu hết các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần và khỏi bệnh sau 4 – 7 ngày, tuy nhiên một số vẫn còn khiến cơ thể mệt mỏi. Trường hợp bệnh không có dấu hiệu giảm bớt, sốt kéo dài hơn 3 ngày người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Bệnh cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi, hen phế quản, suy tim, đái tháo đường, bệnh mạch vành, suy giảm miễn dịch, viêm tai giữa, viêm xoang,…Đặc biệt là trẻ em và người trên 65 tuổi.

Chúng ta không tử vong vì bệnh cúm nhưng vì những biến chứng của bệnh.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh cúm
Sử dụng thuốc điều trị bệnh kết hợp chăm sóc sức khỏe người bệnh đúng cách sẽ giúp khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Bị cảm cúm nên uống thuốc gì?
Đối với các bệnh cảm cúm thông thường điều trị tại nhà, người bệnh chủ yếu sử dụng thuốc Paracetamol điều trị triệu chứng do bệnh gây ra như hạ sốt, giảm đau đầu, đau mỏi người. Lưu ý tuân thủ liều dùng và cách dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những điều cần lưu ý:
Người bệnh không nên sử dụng thuốc kháng sinh, chỉ dùng trong trường hợp bội nhiễm. Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.
Đối với trẻ em, phụ nữ mang thai không nên tự ý dùng thuốc điều trị cảm cúm, hãy đến cơ sở y tế thăm khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc và biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Có thể xịt mũi họng bằng nước muối sinh lý để giảm khô rát và kích ứng. Lưu ý, giữ ấm cơ thể. Bổ sung vitamin C liều cao, kẽm để nhanh phục hồi.

Ngoài thuốc, để bệnh cảm cúm nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe tốt hơn, bạn hãy chú ý chế độ ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý, giữ vệ sinh không gian sinh hoạt sạch sẽ, thoáng mát. Bên cạnh đó, có thể tham khảo kết hợp một số biện pháp điều trị cảm cúm dân gian phù hợp và đảm bảo an toàn.

Phòng tránh bệnh cảm cúm giao mùa
Bệnh cảm cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, do đó hãy chủ động phòng chống bệnh, bảo vệ sức khỏe.
Biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh cảm cúm, bảo vệ sức khỏe là tiêm phòng vắc xin cúm đầy đủ.
Chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại vitamin, nhất là vitamin C trong các loại thực phẩm như rau xanh, táo, cam, quýt, bưởi,…giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể phòng bệnh cảm cúm.
Rèn luyện, tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày nhằm nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh.
Giữ vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân tốt, vệ sinh răng miệng, mũi họng.
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, đặc biệt khi giao mùa.
Mang khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nơi đông người và rửa sạch tay bằng xà phòng.
Bệnh cúm rất dễ lây nhiễm và bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy chú ý các biện pháp chăm sóc, nâng cao sức khỏe phòng ngừa cảm cúm cho cả gia đình, đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa.

 
Nguồn tham khảo: Tổng hợp